Khởi động dự án “Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ sinh thái của rừng Động Châu – Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”

03/08/2020 IMS

Mr. Pham Hong Thai, Director of Quang Binh FPD

at project launch who is key partner of the Project

Viet Nature presentation to project launch

Đồng Hới, Quảng Bình – Ngày 13/8/2014, tại khách sạn Sài gòn – Quảng Bình, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt và Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo khởi động dự án “Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ sinh thái của rừng Động Châu – Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”. Dự án dự kiến kéo dài 30 năm với nguồn vốn đã huy động được cho 5 năm đầu tiên (2014 -2019) là gần 1.5 triệu Đô la Mỹ từ các nhà tài trợ là các tổ chức phi chính phủ quốc tế: BirdLife International, IUCN Hà Lan và World Land Trust. Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật, với mục tiêu tổng thể nhằm bảo vệ và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học độc đáo và phát huy các giá trị dịch vụ hệ sinh thái của dải rừng lá rộng thường xanh trên đất thấp của khu vực phía tây nam tỉnh Quảng Bình và phía tây bắc tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích vùng lõi của dự án là gần 20.000 ha hiện đang nằm dưới sự quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Động châu, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dự án sẽ tăng cường năng lực quản lý bảo vệ rừng và đa dạng sinh học cho Ban QLRPH Động Châu cùng với sự tham gia của các chủ rừng xung quanh. Bên cạnh việc hỗ trợ tăng cường thực thi pháp luật, dự án cũng đang tiếp tục huy động vốn để hỗ trợ phát triển sinh kế cho cộng đồng sống xung quanh khu vực Rừng phòng hộ Động Châu, thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu hiện tượng săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã trong khu vực.

Participants are enjoying features of project area 

Một điểm mới và tiên tiến của dự án này là lần đầu tiên ở Việt nam nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng dài hạn (tới 30 năm) đã được huy động từ nguồn tài chính carbon tự nguyện từ khu vực tư nhân, thông qua chương trình “Cân bằng carbon” của tổ chức World Land Trust (Anh Quốc). Điểm đặc biệt thứ hai là dự án hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học bên ngoài hệ thống Rừng Đặc dụng (trong phân hạng Rừng Phòng hộ), góp phần mở rộng hệ thống Rừng Đặc dụng trên thực tế. Điểm mới thứ ba của mô hình là có hoạt động thuê môi trường rừng trong rừng phòng hộ để làm công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn dài hạn.

 

Trong hội thảo khởi động dự án, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cũng công bố kết quả khảo sát đa dạng sinh học bằng phương pháp bẫy ảnh tại khu vực Khe Nước Trong từ 2011 đến nay, khẳng định Khe Nước Trong là một trong các khu vực có giá trị nổi bật về đa dạng sinh học ở Việt Nam và trên thế giới, với sự xuất hiện của cả bốn loài thú mới phát hiện cho khoa học trong những năm gần đây, gồm Saola, Mang lớn, Mang Trường sơn và Thỏ vằn. Kết quả bẫy ảnh ghi nhận 57 loài động vật hoang dã, bao gồm 31 loài thú, 24 loài chim và 2 loài Bò sát; trong đó có 8 loài bị đe doạ và gần bị đe doạ trên toàn cầu. Đặc biệt, kết quả bẫy ảnh đã khẳng định sự hiện diện của Saola – một loài thú cực kỳ quý hiếm trên thế giới, đang bị đe dọa ở mức Rất nguy cấp và sau hơn một thập kỷ vắng bóng mới chỉ chụp được bằng bẫy ảnh tại Khu Bảo tồn Sao la, Quảng Nam vào tháng 9/2013 và tại Khe Nước Trong, Quảng Bình vào tháng 7/2012 và tháng 6/2013.

+84-24-62781380
Gọi ngay
SMS
Liên hệ