CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH VỀ BẢO TỒN

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH VỀ BẢO TỒN

I.Giới thiệu về Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt:

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt (TNV) là một tổ chức Khoa học-Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn ở Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Tổ chức được hình thành từ Tổ chức BirdLife quốc tế đã có chương trình hoạt động ở Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Hoạt động của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tập trung vào một số lĩnh vực như: các hành động bảo tồn trên thực địa; giám sát đa dạng sinh học; phát triển bền vững; thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực khoa học bảo tồn; và nâng cao nhận thức và giáo dục về môi trường.

Các dự án của TNV tại miền Trung Việt Nam tập trung vào các hoạt động: bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn và hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ở ven các khu rừng có giá trị bảo tồn cao để giảm bớt sức ép vào rừng tự nhiên. Một số dự án tiêu biểu gồm:

  • Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ sinh thái của rừng Động Châu-Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam (giai đoạn 2: 2019-2024)
  • Bảo tồn loài Vượn đen má trắng siki tại Việt Nam: tăng cường năng lực và hợp tác hành động (2022-2023)
  • Phục hồi rừng trên vùng đất bị chiến tranh tàn phá tại tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Việt Nam (2019 -2026)
  • Chương trình bảo tồn và tái thả loài Gà lôi lam mào trắng – một loài Trĩ đặc hữu của Việt Nam, đang bị đe dọa ở mức độ “Rất nguy cấp” (2022 – 2030)

 II. Mục tiêu và nội dung

Chương trình Thực tập sinh về bảo tồn nhằm góp phần tìm kiếm, đào tạo đội ngũ quản lý và chuyên gia bảo tồn trong tương lai; tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cộng tác viên cho các hoạt động chuyên môn của TNV.

Thực tập sinh sẽ được phát triển kiến thức, kỹ năng và được thực hành (tham gia các dự án hiện tại của TNV) trong các lĩnh vực:

  • Khảo sát, giám sát đa dạng sinh học;
  • Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo tồn;
  • Huy động sự tham gia của cộng đồng và phối hợp với các đối tác địa phương trong công tác bảo tồn; hỗ trợ phát triển sinh kế giảm sức ép vào rừng tự nhiên;
  • Quản trị dự án.

Thực tập sinh sẽ được hướng dẫn bởi các cán bộ có nhiều kinh nghiệm, tư vấn hoặc chuyên gia tình nguyện của TNV bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc”, tham dự các cuộc hội thảo, tập huấn kết hợp với thực hành trên thực địa.

Cuối đợt thực tập, thực tập sinh sẽ được nhận giấy chứng nhận thực tập.

III. Thời gian và địa điểm

6 tháng, dự kiến bắt đầu từ 15/7/2022

Địa điểm thực tập: Văn phòng Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tại Quảng Bình đóng tại Thôn Phú Xuân, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

IV. Đối tượng:

3-5 người đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là công dân Việt Nam
  • Đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy các trường đại học với các chuyên ngành Lâm nghiệp, Sinh học, Khoa học môi trường, Quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các ngành liên quan; với kinh nghiệm làm việc tối đa không quá 02 năm.
  • Có khả năng thực tập toàn thời gian.
  • Có hiểu biết cơ bản về tin học văn phòng (MS Office);
  • Có sức khỏe phù hợp cho các công việc tại văn phòng và thực địa.
  • Trung thực, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng làm việc trong môi trường thử thách;
  • Giao tiếp tiếng Anh tốt là một lợi thế.

Không yêu cầu kinh nghiệm làm việc.

V. 

  1. Giới thiệu về Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt:

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt (TNV) là một tổ chức Khoa học-Công nghệ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn ở Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Tổ chức được hình thành từ Tổ chức BirdLife quốc tế đã có chương trình hoạt động ở Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Hoạt động của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tập trung vào một số lĩnh vực như: các hành động bảo tồn trên thực địa; giám sát đa dạng sinh học; phát triển bền vững; thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực khoa học bảo tồn; và nâng cao nhận thức và giáo dục về môi trường.

Các dự án của TNV tại miền Trung Việt Nam tập trung vào các hoạt động: bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn và hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ở ven các khu rừng có giá trị bảo tồn cao để giảm bớt sức ép vào rừng tự nhiên. Một số dự án tiêu biểu gồm:

  • Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ sinh thái của rừng Động Châu-Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam (giai đoạn 2: 2019-2024)
  • Bảo tồn loài Vượn đen má trắng siki tại Việt Nam: tăng cường năng lực và hợp tác hành động (2022-2023)
  • Phục hồi rừng trên vùng đất bị chiến tranh tàn phá tại tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Việt Nam (2019 -2026)
  • Chương trình bảo tồn và tái thả loài Gà lôi lam mào trắng – một loài Trĩ đặc hữu của Việt Nam, đang bị đe dọa ở mức độ “Rất nguy cấp” (2022 – 2030)

 

  1. Mục tiêu và nội dung

Chương trình Thực tập sinh về bảo tồn nhằm góp phần tìm kiếm, đào tạo đội ngũ quản lý và chuyên gia bảo tồn trong tương lai; tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cộng tác viên cho các hoạt động chuyên môn của TNV.

Thực tập sinh sẽ được phát triển kiến thức, kỹ năng và được thực hành (tham gia các dự án hiện tại của TNV) trong các lĩnh vực:

  • Khảo sát, giám sát đa dạng sinh học;
  • Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo tồn;
  • Huy động sự tham gia của cộng đồng và phối hợp với các đối tác địa phương trong công tác bảo tồn; hỗ trợ phát triển sinh kế giảm sức ép vào rừng tự nhiên;
  • Quản trị dự án.

Thực tập sinh sẽ được hướng dẫn bởi các cán bộ có nhiều kinh nghiệm, tư vấn hoặc chuyên gia tình nguyện của TNV bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc”, tham dự các cuộc hội thảo, tập huấn kết hợp với thực hành trên thực địa.

Cuối đợt thực tập, thực tập sinh sẽ được nhận giấy chứng nhận thực tập.

  • Thời gian và địa điểm

6 tháng, dự kiến bắt đầu từ 15/7/2022

Địa điểm thực tập: Văn phòng Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tại Quảng Bình đóng tại Thôn Phú Xuân, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

  1. Đối tượng:

 

3-5 người đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là công dân Việt Nam
  • Đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy các trường đại học với các chuyên ngành Lâm nghiệp, Sinh học, Khoa học môi trường, Quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các ngành liên quan; với kinh nghiệm làm việc tối đa không quá 02 năm.
  • Có khả năng thực tập toàn thời gian.
  • Có hiểu biết cơ bản về tin học văn phòng (MS Office);
  • Có sức khỏe phù hợp cho các công việc tại văn phòng và thực địa.
  • Trung thực, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng làm việc trong môi trường thử thách;
  • Giao tiếp tiếng Anh tốt là một lợi thế.
  • Không yêu cầu kinh nghiệm làm việc.

V. Quy trình tuyển dụng

  • Vòng 1: Nộp hồ sơ ứng tuyển gửi qua email tới địa chỉ: admin@thiennhienviet.org.vn trước 17:00 ngày 5/7/2022. Hồ sơ bao gồm: đơn xin thực tập, sơ yếu lý lịch, bản sao (scan) văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm; bản sao (scan) các bằng cấp, chứng chỉ liên quan khác; tên và địa chỉ liên lạc của người giới thiệu (nếu có).
  • Vòng 2: Phỏng vấn trực tuyến hoặc trực tiếp.

VI. Quyền lợi:

  • Cơ hội trở thành thành viên chính thức sau thời gian thực tập;
  • Được đào tạo và học hỏi trong môi trường năng động, thân thiện, với các chuyên gia trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực bảo tồn;
  • Trợ cấp: 3 triệu VND/tháng, được thanh toán công tác phí khi đi công tác theo chế độ của trung tâm.
  • Bảo hiểm tai nạn 24/7

Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt tại tỉnh Quảng Bình được đăng ký hoạt động vào ngày 17/07/2018, tọa lạc tại thôn Phú Xuân, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Donors/Partners
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
img
+84-24-62781380
Gọi ngay
SMS
Liên hệ